Menu
Menu

Bài viết mới

admin 29 Th2, 2024 PHÂN BIỆT THẬT GIẢ

Sâm Lai Châu và sâm ngọc linh là 2 dòng sâm nổi tiếng quý hiếm của Việt Nam bởi tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên 2 dòng sâm này thường bị nhầm lẫn bởi hình dáng khá tương đồng. Nếu bạn có ý định chọn mua, sử dụng 1 trong 2 loại sâm này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm của sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc bởi kiểu dáng củ sâm có nhiều đốt. Đây là dòng sâm quý hiếm của Việt Nam thường mọc và phát triển ở các dãy núi cao chót vót của Hoàng Liên Sơn. Núi thuộc huyện Mường Tè (Pa Vệ Sử, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ) tỉnh Lai Châu, giáp biên với Trung Quốc.

Củ sâm lai châu tự nhiênSâm Lai Châu tự nhiên được tìm thấy ở dãy Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ (Nậm Tăm, Pu Sam Cáp) và Tam Đường ( Khun Há, Bản Giang, Hồ Thầu), tỉnh Lai Châu. 

Sâm Lai Châu chứa lượng lớn giá trị dinh dưỡng cần thiết với cơ thể, đặc biệt là hợp chất saponin. Từ lúc được phát hiện (năm 2010), dòng sâm này đã trở thành dòng sâm tốt và đắt nhất thế giới. Tên khoa học của sâm được gọi là Panax Vietnamensis var fuscidiscus.

Nhiều người hay nhầm lẫn sâm với sâm ngọc linh bởi hình dáng lá thân và củ rất giống. Tuy nhiên sâm Lai Châu chỉ sinh trưởng dưới tán rừng nguyên sinh, ở độ cao 2000m so với mực nước biển. Thời tiết thích hợp nhất với sâm đó là mùa nhiệt đới, thường xuyên mưa gió.

Kiểu dáng của sâm Lai Châu khá nổi bật, có các mắt đốt so le nhau, 2 mặt lá đều có lông, dáng lá tròn không xẻ thùy. Hạt sâm Lai Châu có 1 chấm đen, sở hữu mùi thơm đặc trưng, khi nhai có vị đắng ngọt lưu lại rất lâu. Tùy vào khu vực phát triển mà sâm sẽ có nhiều hoặc ít đốt.

Đặc điểm của sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh thường gọi là sâm Khu Năm, sâm Việt Nam,… sâm thường phát triển ở khu vực miền Trung Trung Bộ. Sâm được dược sĩ Đào Kim Long tìm thấy ở núi Ngọc Linh vào năm 1973, từ đó mọi người gọi sâm là sâm Ngọc Linh.

  • Xem thêm các hình ảnh, tìm hiểu đặc điểm của củ sâm ngọc linh tại bài viết: Sâm Ngọc Linh là gì?

Củ sâm ngọc linhSâm là loại dược liệu quý hiếm, nằm trong top 5 nhân sâm tốt nhất thế giới. Kiểu dáng của sâm có hình dạng thân thảo, khá giống nhân sâm Triều Tiên. Hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong sâm ngọc linh đã khiến giá trị kinh tế của sâm ngày càng đắt đỏ.

Sâm ngọc linh có tên khoa học là Panax vietnamensis, thuộc họ Araliaceae (Cuồng cuồng). Kiểu dáng của sâm là thân cây khí sinh dạng thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím. Thân cây nhỏ có đường kính dao động 0.4 – 0.8cm, có nhiều đốt như đốt trúc và nhiều cùi thịt. Rễ cây của sâm có vô số rễ nhánh, nhiều củ, mọc bò ngang và ở trên, dưới mặt đất tầm 1-3cm.

Lá sâm ngọc linh là dạng lá kép, có 3 – 5 là hình chân vịt, mọc từng vòng. Lượng lá nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của sâm, cụ thể sâm 1-3 năm tuổi sẽ có 1 lá và sâm 4 tuổi trở lên sẽ có thêm 2-3 lá.

Phân biệt sâm Lai Châu và sâm ngọc linh

Nhìn chung thì người có kinh nghiệm về thảo dược sẽ dễ nhận biết, phân biệt sâm ngọc linh và sâm Lai Châu. Ai chưa có kinh nghiệm thường dễ nhầm lẫn 2 loại sâm này bởi vì chúng khá giống nhau, đều thuộc họ Tiết Trúc Nhân Sâm.

Phân biệt sâm lại châu và sâm ngọc linhSâm Lai Châu và sâm ngọc linh thường bị mọi người nhầm lẫn bởi hình dáng củ sâm khá tương đồng

Để bạn phân biệt chính xác sâm Lai Châu và sâm ngọc linh, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số thông tin cụ thể như sau:

Sâm Lai ChâuSâm ngọc linh
Hình dángĐĩa mật hoa sâm Lai Châu có màu tím. Mùa hoa của loại sâm này cũng mọc muộn hơn 1-2 tháng.Đĩa mật hoa sâm ngọc linh màu khá nhạt. Mùa hoa mọc sớm hơn từ 1-2 tháng.
Mùi vịSâm có mùi hơi ngái, khi ăn sẽ có cảm giác sần sật và giòn. Ăn vào vị không quá đắng, thanh thoát và ngọt hậu.Sâm có mùi dễ chịu, thơm mát. Khi ăn sẽ thấy đắng, không quá ngọt, độ giòn không bằng sâm Lai Châu.
Hình thái củ sâmChiều cao sâm cao hơn sâm ngọc linh, thân lớn và lá cũng dài hơn.
Thân rễ sâm thường ngắn, màu xanh, rễ có màu vàng nhạt giống hình củ cải. Kích cỡ sâm to hơn sâm ngọc linh.
Lõi bên trong củ sâm Lai Châu có vòng tròn tím nhạt bên ngoài.
Chiều cao sâm thấp hơn, lá ngắn và thân cũng nhỏ hơn sâm Lai Châu.
Thân rễ sâm dài, màu vàng đậm và có kích cỡ nhỏ hơn sâm Lai Châu.
Lõi bên trong củ sâm ngọc linh có vòng tròn vàng tươi bên ngoài.
Kiểm định genKiểm tra DNA của củ sâm tại các viện nghiên cứu lớn, và cần những chuyên gia có kinh nghiệm để phân tách, định lượng thành phần. Đây có thể coi là phương pháp phân biệt sâm lai châu và sâm ngọc linh chính sác nhất.

Hy vọng sau khi theo dõi bài viết phân tích của chúng tôi, bạn đã phân biệt được sâm Lai Châu và sâm ngọc linh. Đây đều là 2 dòng sâm quý hiếm, tốt với sức khỏe và có giá trị kinh tế bậc nhất Việt Nam.

icon